Hội nghị Thượng đỉnh Kim-Trump, vì sao lại ở Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong lần gặp Chủ tịch Kim Jong Un tại Singapore vào tháng 6.2018

Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố rằng ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim vào cuối tháng 2 tại Việt Nam. Vì sao Việt Nam lại được lựa chọn cho cuộc gặp gỡ quan trọng này?

Thoạt nhìn, Việt Nam có thể là sự lựa chọn bất thường, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy rõ, vì sao mà đất nước cộng sản này lại có thể là địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp gỡ. Một mặt, giống như Singapore, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên, Việt Nam có quan hệ ngoại giao vừa với Triều Tiên (từ 1950), vừa với Mỹ. Mặt khác, xem chừng Kim Jong Un quan tâm tới con đường kinh tế và chính trị của Việt Nam, có thể là tấm gương cho sự phát triển của Triều Tiên.

Tháng 11/2018, một đoàn đại biểu Triều Tiên, đứng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong Ho đã sang thăm thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết, trong cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh nói rằng ông hoan nghênh sự phát triển trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, Giáo sư danh dự trường Đại học New South Wales cho Deutsche Welle (DW) biết, từ trước khi Việt Nam được chọn làm nơi gặp gỡ giữa Kim và Trump, Kim Jong Un đã thông báo với Chính phủ Việt Nam về nguyện vọng của mình muốn sang thăm chính thức Việt Nam. „Đối với Kim thì việc đi sang Việt Nam tương đối không có vấn đề gì. Từ Bình Nhưỡng, ông ta có thể tới Hà Nội trong vòng ba, bốn tiếng đồng hồ bằng máy bay riêng của mình“.

Việt Nam là mô hình đối với Triều Tiên

Việt Nam vẫn là một Nhà nước độc đảng giống Bắc Triều Tiên với người đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Thayer nêu tiếp những điểm cho thấy quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước: „Việt Nam tiếp nhận sinh viên Triều Tiên, sang nghiên cứu về mô hình kinh tế Việt Nam. Và Việt Nam tự nhận làm chủ nhà cho cuộc hội đàm bí mật giữa Triều Tiên và Nhật Bản liên quan tới những tranh cãi xung quanh công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong những năm 70 và 80“.

Hơn nữa, sự lựa chọn Việt Nam cho cuộc gặp gỡ Trump – Kim còn tượng trưng cho sự phát triển kinh tế của đất nước và sự công nhận trên trường quốc tế. Năm 1975, sau hơn 20 năm chiến tranh với sự tham dự của Mỹ, ở phương Tây, Việt Nam bị đối xử như là một nhà nước cộng sản bị ruồng bỏ. Quốc gia nghèo đói này phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt. Năm 1986 bắt đầu một kỷ nguyên cải cách được gọi là „Đổi mới“. Nền kinh tế được tự do hóa và biến đất nước Đông Nam Á này thành một trong những nền kinh tế quốc dân phát triển mạnh nhất trong khu vực.

Từ góc độ Triều Tiên, Việt Nam có thể là tấm gương, vì họ cho thấy, có thể đạt thành công trong nền kinh tế quốc dân mà không phải phát triển thành một chế độ tự do, dân chủ. Nhà nước độc đảng vẫn được giữ nguyên và điều đó cũng không ngăn cản nước này buôn bán với phần còn lại của thế giới. Trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút hàng tỉ đôla đầu tư nước ngoài và thỏa thuận nhiều hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương CPTPP.

Theo các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, Kim Jong Un rất có ấn tượng với sự thăng tiến của Việt Nam. Trong một cuộc gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, nhà lãnh đạo Triều Tiên từng nói rằng ông muốn mở cửa theo mô hình Việt Nam hơn là theo mô hình Trung Quốc. Phát biểu với DW, ông Thayer nói: „Chắc chắn có một loạt vấn đề kinh tế mà Triều Tiên có thể học được của Trung Quốc cũng như của Việt Nam. Tôi không tin rằng mô hình Việt Nam hoàn hảo, nhưng nó cho thấy điều gì có thể được“.

Xác nhận mối quan hệ được tăng cường của Việt Nam với Mỹ

Đối với Donald Trump thì Việt Nam cũng là một địa điểm gặp gỡ thích hợp. Trong những năm qua, quan hệ giữa Washington và Hà Nội đã được cải thiện rõ rệt. Những người đứng đầu nhà nước và chính phủ Việt Nam đã gặp Barack Obama cũng như Trump. Tháng 5/2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã là khách trong Nhà Trắng. Ít lâu sau đó là chuyến thăm của Trump ở Hà Nội. Quan hệ thương mại song phương đã có thêm ý nghĩa mới trước bối cảnh xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này cũng trùng hợp trong lĩnh vực chính sách an ninh chiến lược, đứng trước sự ganh đua trên biển gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và đặc biệt ở Biển Đông.

Bản tin của kênh truyền hình đối ngoại Đức DW

Lê Anh – Thoibao.de tổng hợp

Nguồn: Kênh truyền hình đối ngoại Đức DW https://www.dw.com/de/kim-trump-gipfel-warum-in-vietnam/a-47380876 



>> Gần nửa triệu người Hà Lan xem phóng sự về tình trạng bốc lột tại các tiệm Nails

>> Thủ tướng Đức khích lệ thế hệ trẻ tiếp tục chiến đấu cho nền dân chủ

>> Hỏi và trả lời – Chuyển khâu nhận hồ sơ làm Visa sang Đức ra bên ngoài – Những gì thay đổi?

>> Tổng thống Trump xác nhận có thể sẽ gặp Chủ tịch Kim Jong Un tại Việt Nam hoặc Thái Lan

>> Châu Âu đặt Huawei vào trong tầm ngắm vì nghi ngờ hoạt động gián điệp

>> Vì sao tại Davos TT Nguyễn Xuân Phúc không vận động bà TT Đức Merkel ủng hộ EVFTA? 

>> Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua nghị quyết công nhận Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela

>> Sau chiến dịch „đốt lò“, Việt Nam bị tụt 10 bậc trong bảng xếp hạng về tham nhũng trên thế giới 

>> Vì sao Đại sứ Việt Nam không giới thiệu và mời Đại diện Bộ Ngoại giao Đức phát biểu trong buổi tổ chức Tết?

>> NHẬT BẢN NÊN ỦNG HỘ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM 

>> Vài cảm nghĩ về Tết Nguyên Đán 2019 tại Berlin do Đại Sứ Quán Việt Nam tổ chức

>> Tranh cãi đóng tiền để ĐSQ Việt Nam ở Đức tổ chức Tết Nguyên đán 2019 tại Berlin 

Kasse animation 7.8.2023