NHẬT BẢN NÊN ỦNG HỘ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Đài truyền hình Al Jazeera đăng bản tin hôm 27.1.2019, kêu gọi Nhật Bản cần ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam

Với tư cách là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản gần như không thể chỉ trích tình hình nhân quyền của Việt Nam.         

Đối với nhà hoạt động Việt Nam Nguyễn Chí Tuyến, đáng lẽ đó chỉ là một ngày bình thường ở Hà Nội. Vào buổi sáng hôm đó, anh đưa con trai đến trường tiểu học và khi anh đang lái xe máy về nhà thì một nhóm người xúm lại vây lấy anh. Sau đó, anh đã bị đánh và bất tỉnh tại hiện trường. Vụ tấn công lần đó, vào năm 2015 khiến mặt anh bị thương nặng, và chiếc áo màu sẫm màu anh mặc thấm đầy máu.

Nhà hoạt động Việt Nam Nguyễn Chí Tuyến được cho rằng đã bị mật vụ Việt Nam giả danh côn đồ tấn công đẫm máu khi vừa đưa con đi học

Đấy thực sự là sự việc không hề bình thường. Các vụ tấn công vũ lực và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến ngày càng phổ biến khi chính phủ Việt Nam phải đối mặt với sự bất đồng chính kiến gia tăng. Khi cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại một dự thảo luật đặc khu kinh tế nổ ra trên khắp Việt Nam vào năm ngoái, cảnh sát đã bắt giữ hàng chục người biểu tình, đánh đập và thẩm vấn nhiều người. Một số người đã bị kết án lên đến 5 năm tù giam

Thậm chí cả những người nổi tiếng cũng không tránh khỏi nguy hiểm. Đỗ Nguyễn Mai Khôi, một ca sĩ bất ngờ trở nên nổi tiếng vào năm 2010 khi cô giành giải thưởng Album của năm của Đài truyền hình Việt Nam, đã bị hủy bỏ show diễn kể từ tháng 5 năm 2016, bị đuổi hai lần và bị giam giữ vì liên quan đến các bài hát có ca từ phê bình chính phủ và đảng cộng sản cầm quyền.

Đối với những người coi Việt Nam là một đất nước Đông Nam Á yên bình với những món ăn ngon giá cả phải chăng và thị trường sôi động, thì những chuyện như thế này sẽ khiến họ rất ngạc nhiên. Nhưng phần lớn các du khách đều không hề nhận ra một thực tế khá tồi tệ tại Việt Nam: đây là một vực thẳm nơi gần 100 triệu người Việt Nam thường xuyên bị cướp đi các quyền tự do cơ bản như quyền tự do biểu đạt, hội họp, kết hợp và tự do tôn giáo. Điều này chủ yếu là vì trong nhiều thập kỷ qua, Đảng Cộng sản đã độc quyền điều hành nhà nước mà không có sự giám sát.

Công cụ kiểm soát người dân mới nhất mà Đảng Cộng sản nghĩ ra chính là Luật An ninh mạng. Bộ luật hà khắc này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải lưu trữ dữ liệu cục bộ, “xác minh” thông tin người dùng và cung cấp dữ liệu người dùng cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án. Nó cho phép cho chính phủ quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, giúp Bộ Công an dễ dàng xác định những người bất đồng chính kiến và khiến người dùng mạng khó thể hiện ý kiến của bản thân hơn vì sợ gặp rắc rối với chính quyền. Chỉ vài ngày sau khi luật có hiệu lực, truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết Facebook đã vi phạm luật vì cho phép người dùng đăng bình luận “chống chính phủ”.

Bộ luật này là một bước tiến nữa trong chiến dịch chống lại những nhà hoạt động chính trị và xã hội của chính phủ. Ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger đã bị bắt trong năm 2017 và 2018 vì đăng các bài viết chỉ trích chính phủ hoặc vận động nhân quyền và dân chủ. Các tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát đã kết án ít nhất 15 blogger và các nhà hoạt động trong năm 2017. Con số gần như đã tăng gấp ba trong năm 2018, với 42 bản án, trong đó có nhiều bản án với hơn 10 năm tù giam. Trong một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, vào tháng 8, Lê Đình Lương, một nhà hoạt động môi trường, đã bị kết án 20 năm tù giam. Hiện có ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn ở trong tù, tính đến đầu năm 2019.

Bất chấp sự đàn áp có hệ thống này, chính phủ Nhật Bản vẫn nhắm mắt làm ngơ. Các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nói với chúng tôi về rằng họ thật sự sốc và thất vọng khi chính phủ Nhật Bản dường như chỉ quan tâm đến mối quan hệ của họ với chính phủ Việt Nam chứ không phải với người dân Việt Nam.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Toshiko Abe đã đến thăm Việt Nam và gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Bà Abe ca ngợi “mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng sâu sắc kể từ khi kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao vào năm ngoái”. Tuy nhiên, trong chuyến thăm này, bà đã không đề cập đến quyền con người và không kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị.

Đây quả thực là vấn đề đáng buồn. Khi thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng Năm 2018, ông Abe cũng không đề cập đến tình hình nhân quyền. Năm tháng sau, khi gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Abe vẫn chỉ nói về mối quan hệ đối tác kinh tế chứ không hề nói gì đến việc người dân Việt Nam bị đàn áp nặng nề.

Chính phủ Nhật Bản lo ngại những chỉ trích về các vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ đẩy Việt Nam lại gần Trung Quốc hơn. Nhưng trong khi Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng ở sát nhau và đều do Đảng Cộng sản cầm quyền, mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc cũng dễ bị sứt mẻ do các cuộc chiến tranh trong quá khứ và sự cạnh tranh ở hiện tại dẫn đến việc người Việt Nam ngày càng nghi ngờ và muốn chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Chính quyền Tokyo nên nhận ra rằng các nhà lãnh đạo của Việt Nam cần phải cân bằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc cũng như với các nước tài trợ rất nhiều cho Việt Nam. Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, nên Nhật Bản rất khó gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải tiến hành cải cách và tôn trọng nhân quyền.

Việc không đặt quyền bình đẳng ngang với vấn đề thương mại và viện trợ là một sự hoài nghi về “chính sách ngoại giao không quan tâm đến các giá trị quyền phổ cập” của Nhật Bản, điều này cũng góp phần vào việc gạt các quyền tự do dân chủ sang một bên trong cách tiếp cận các nước như Campuchia và Myanmar.

Là một trong những nền dân chủ tự do hàng đầu trên thế giới, Nhật Bản phải liên tục đề cập đến vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với chính phủ Việt Nam. Điều này không chỉ gửi một thông điệp khích lệ tới các nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm của Việt Nam, mà tiếng nói của chính phủ Nhật Bản còn có khả năng tạo thêm không gian cho người dân Việt Nam được hưởng một số quyền tự do dân sự mà nhiều người dân Nhật Bản coi là điều hiển nhiên.

Cầu Nhật Tân tại Hà Nội được hoàn thành bằng phần lớn vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản.

Hoàng Trang – Thoibao.de biên dịch

Bài viết phản ánh quan điểm của chính tác giả và không hoàn toàn phản ánh quan điểm của ban biên tập tờ Al Jazeera.

Link: https://www.aljazeera.com/indepth/opinion/japan-stand-vietnamese-human-rights-activists-190124122657849.html



>> Vài cảm nghĩ về Tết Nguyên Đán 2019 tại Berlin do Đại Sứ Quán Việt Nam tổ chức

>> Tranh cãi đóng tiền để ĐSQ Việt Nam ở Đức tổ chức Tết Nguyên đán 2019 tại Berlin 

>> Vì sao EU hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam? 

>> Cuộc đấu tranh quyền lực tại Venezuela – Bộ trưởng Bộ ngoại giao Đức Maas tuyên bố ủng hộ ông Guaido

>> Liên minh châu Âu (EU) hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam 

>> Khuyến nghị của CHLB Đức trong buổi Liên Hiệp Quốc kiểm điểm định kỳ về nhân quyền Việt Nam

>> Đảng Xanh yêu cầu Chính phủ Đức không chấp thuận Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam và đề cập đến vụ Trịnh Xuân Thanh

>> Đại sứ quán Đức tại Việt Nam thông báo: Chuyển tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực Schengen sang công ty VFS Global

>> Lộc Hưng – tôi đã thấy… 

>> „Con tàu Việt Nam đi không bao giờ đến“ 

>> Giám mục Úc gốc Việt lên tiếng về vụ Lộc Hưng

>> Chỉ số dân chủ của năm 2018 – Việt Nam được xếp vào hạng quốc gia độc tài

>> Bộ trưởng Tô Lâm: Nhiều người ở Việt Nam tìm đủ cách để vào tù vì chế độ phạm nhân cao hơn ở ngoài

>> Sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ „ giết chết“ Vịnh Hạ Long

>> Ba Lan bắt giám đốc Huawei về tội “làm gián điệp”

>> Liên minh châu Âu: Hãy hoãn bỏ phiếu về Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam

>> Bà Thân Thị Thư, trưởng Ban tuyên Giáo Thành ủy TP.HCM ăn mít khi gặp mặt báo chí 

>> Facebook phản bác lại tuyên bố của Chính phủ Việt Nam 

Kasse animation 7.8.2023