Việt Nam nên cập nhật hóa chiến lược Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch gặp gỡ bên lề Đối thoại An ninh Shangri-La tháng 6 năm nay. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tàu khu trục USS Decatur hoạt động trên Biển Đông vào hôm 30.9.2018 suýt va chạm với một tàu khu trục Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Sự thay đổi mạnh mẽ của Manila trong chính sách khu vực dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte càng khiến giới quan sát tin rằng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt trực tiếp với Trung Quốc trong các tranh chấp về lãnh thổ và hàng hải. Lịch sử cho thấy Việt Nam là nước luôn chiến đấu rất kiên cường, sẵn sằng đối đầu với các thế lực mạnh hơn và giành chiến thắng trong các cuộc xung đột không cân sức. Không giống như Philippines, lãnh đạo Việt Nam luôn nhất quán trong chiến lược tại Biển Đông. Tuy nhiên, nếu những chiến lược này không có sự thay đổi thì sẽ dẫn đến những nhược điểm và vấp phải những hạn chế ngày càng tăng do bối cảnh an ninh cũng đang dần hình thành và phát triển.

Thường thì chiến lược trong vấn đề tranh chấp tại biển Đông của chính quyền Hà Nội gồm bốn yếu tố sau:

  • Quốc tế hóa vấn đề tranh chấp
  • Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ đa phương
  • Nâng cao hệ thống quân sự để răn đe Trung Quốc
  • Đối thoại trực tiếp với Trung Quốc

Quốc tế hóa vấn đề tranh chấp

Mục đích của Việt Nam khi quốc tế hóa vấn đề tranh chấp là khiến Trung Quốc phải mang tiếng xấu khi gây hấn với Việt Nam. Trong quá khứ, chính quyền Hà Nội thường tránh công khai thông tin liên quan đến các tranh chấp, ngay cả sau khi trận hải chiến Trường Sa xảy ra vào năm 1988. Chỉ mới vài năm trước chính phủ Việt Nam mới chính thức cho phép tưởng niệm và ghi nhớ công lao của các chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến đó. Chiến lược này bắt đầu thay đổi từ những năm 2000 khi Việt Nam thực hiện chính sách quốc tế hóa và công khai các sự vụ ở biển Đông. Cùng lúc đó, khu vực biển Đông ngày càng được quan tâm hơn vì nhiều lý do, bao gồm cả việc Trung Quốc gia tăng bành trướng, Philippines kiện lên tòa trọng tài quốc tế, Hoa Kỳ và các cường quốc khác gia tăng sự quan tâm đối với khu vực này.

Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma trong trận chiến ngày 14/3/1988

Nhưng ngay cả chiến lược quốc tế hóa thành công đi chăng nữa thì vẫn có những hạn chế của riêng nó. Có thể Trung Quốc sẽ có chút mất mặt nhưng rõ ràng hành động của Trung Quốc lại cho thấy rằng biện pháp này vẫn không đủ mạnh. Những hạn chế của việc quốc tế hóa đã ngày càng gia tăng bởi hiệu ứng áp đảo từ những phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vào năm 2016. Chiến thắng pháp lý của Philippines cuối cùng lại biến thành sự bế tắc trong ngoại giao, không chỉ cho chính quyền Manila mà còn cho cả các bên liên quan tại khu vực biển Đông và cộng đồng quốc tế nói chung, khi Bắc Kinh công khai bác bỏ phán quyết này. Sự thay đổi chính sách của Philippines dưới thời tổng thống Duterte – người cho rằng tốt nhất là không nên bàn đến phán quyết này nữa – đã làm dấy lên những nỗ lực quốc tế và pháp lý nhằm kiểm soát những tranh chấp. Trong khi đó, các diễn biến ở khu vực biển Đông vẫn diễn ra không ngừng và Trung Quốc cũng liên tục gia tăng quân sự hóa ở đây.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chia sẻ tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 rằng không nên bàn luận hay soi xét vấn đề biển Đông nữa

Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ đa phương

Mặc dù vấn đề này ngày càng nổi cộm nhưng sự mơ hồ trong các cuộc thảo luận về biển Đông tại các diễn đàn quốc tế dường như ngày càng gia tăng. Trong vài năm gần đây, các cuộc thảo luận về biển Đông tại các hội nghị của ASEAN đã cho thấy sự thiếu hiệu quả. Ở cấp độ khu vực, các nhà lãnh đạo khá chán nản với chủ đề này. Trong khi đó, sự chú ý của quốc tế lại chuyển hướng sang các cuộc khủng hoảng sắp tới, ví dụ như các vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, hoặc các diễn biến đầy bất ngờ khác liên quan đến tổng thống Trump.

Răn đe bằng biện pháp quân sự

Một số nhà quan sát cho rằng sự răn đe Việt Nam đang trở nên ghê gớm hơn với mục đích khiến đối phương phải chịu thiệt hại đủ lớn và ảnh hưởng tâm lý. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực và chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng, thực tế cho thấy là rất ít quốc gia trên thế giới có thể cạnh tranh với Trung Quốc, và Việt Nam càng không phải là một trong số đó. Ngoài sự bất cân xứng về năng lực, quân đội Việt Nam còn có một số hạn chế. Việt Nam mới chỉ bắt đầu gia tăng lực lượng hải quân, đặc biệt tập trung vào việc giám sát. Các phân tích chi tiết về sức mạnh trên không và trên biển của Việt Nam cho thấy Việt Nam khó có thể chống đỡ được một cuộc xung đột kéo dài, với quy mô lớn hoặc cường độ cao.

Vào năm 2014, giáo sư Lyle Goldstein đã phân tích khả năng quân sự của Việt Nam và rút ra kết luận rằng “Chiến lược chống lại Trung Quốc đáng hứa hẹn nhất của Việt Nam chính là hy vọng rằng Việt Nam có đủ lực lượng để răn đe Trung Quốc đồng thời vẫn theo đuổi các biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp.” Giáo sư Goldstein cũng giải thích rằng: Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc, nhưng hy vọng là cách tiếp cận mang tính hòa giải sẽ bù đắp lại cho sự bất cân xứng về sức mạnh. Tuy nhiên, “hy vọng” không phải là một loại chiến lược. Và sự đầu hàng từ phía Việt Nam trong một vài vụ chèn ép từ phía Trung Quốc gần đây đã thực sự chứng minh điều  này.

Đối thoại trực tiếp

Đối thoại trực tiếp với Trung Quốc và dựa vào tình hữu nghị Việt – Trung đã khiến chính quyền Hà Nội cực kì thất vọng. Hồi năm 2014, mặc cho các cuộc trao đổi và đối thoại ở các cấp diễn ra thường xuyên, bao gồm cả cấp Đảng và tại các căn cứ quốc phòng, thì Trung Quốc vẫn sẵn sang “chơi” Việt Nam một vố cực đau bằng việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các báo cáo tại thời điểm đó cho biết đường dây hotline được thiết kế dành cho các trường hợp khẩn cấp đã không nhận được tín hiệu trả lời từ phía Bắc Kinh.

Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2016
Kiều bào tại Đức biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Kết luận

Các diễn biến tại khu vực này đã đặt ra nhiều giới hạn cho các biện pháp nằm trong chiến lược biển Đông của chính quyền Hà Nội. Chúng cho thấy rất nhiều thách thức mang tính hệ quả ở nhiều cấp độ, bao gồm cả vấn đề chủ quyền quốc gia, kinh tế và ngoại giao.

Các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1974, 1979 và 1988 đã cho thấy các tranh chấp đã biến thành việc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Việc Trung Quốc xây dựng đảo với tốc độ nhanh chóng và quân sự hóa khu vực này, thậm chí là sau phán quyết của toà trọng tài vào năm 2016, đều cho thấy hiện Trung Quốc đang có lợi thế hơn. Hồi đầu tháng Năm 2018, Trung Quốc còn lắp đặt tên lửa hành trình tại khu vực quần đảo Trường Sa và chính phủ Việt Nam đã công khai lên án chuyện này. Một lần nữa, sự phản đối từ phía chính quyền Hà Nội không cho thấy có nhiều hiệu quả lắm. Tương tự, việc Trung Quốc gần đây đặt các máy bay có khả năng ném bom hạt nhân tại quần đảo Hoàng Sa cho thấy nước này không hề có ý định làm giảm xung đột tại khu vực biển Đông.

Tình hình kinh tế của Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Vào năm 2007, chính phủ nước này đã đề ra “Chiến lược hàng hải Việt Nam 2020”. Đó là một chiến lược toàn diện về kinh tế, quốc phòng, và các mục tiêu an ninh bao gồm cả việc biến Việt Nam thành một nền kinh tế dựa vào hàng hải. Kế hoạch này dự định sẽ làm gia tăng khu vực kinh tế hàng hải, gồm thương mại, ngư nghiệp và khai thác dầu khí, lên khoảng 60 phần trăm GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị Trung Quốc phá hủy hoàn toàn. Các vụ việc gây hấn gần đây của Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí – hai lần trong số đó đều liên quan đến công ty Repsol của Tây Ban Nha – chứng minh rằng đây là một xu hướng có tính hệ thống sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam.

Việc thừa nhận sự bành trướng của Bắc Kinh cũng có khả năng làm thiệt hại về mặt uy tín cho Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín và mức độ hỗ trợ ngoại giao mà Việt Nam có thể thu được từ các bên khác, bao gồm cả Hoa Kỳ. Việc Việt Nam quyết định đầu hàng khi Trung Quốc gây áp lực cấm thăm dò dầu khí, đặc biệt là trong bối cảnh hợp tác an ninh cấp cao với Hoa Kỳ, bao gồm việc tàu sân bay của Hoa Kỳ đến Việt Nam, càng cho thấy điều này đang diễn ra. Xem xét các yếu tố này, Hà Nội cần nhanh chóng cập nhật chiến lược quốc phòng tại biển Đông.

Hoàng Trang – Thoibao.de tổng hợp theo bài viết của Tiến sĩ Hương Lê Thu

Giới thiệu về tác giả Huong Le Thu

Tiến sĩ Huong Le Thu là chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, chương trình Quốc phòng và Chiến lược. Cô nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền lực bất cân xứng, chính sách đối ngoại tại các quốc gia hậu cộng sản và chủ nghĩa đa phương ở châu Á.

Nguồn: The Asia Maritime Transparency Initiative https://amti.csis.org/vietnam-should-update-south-china-sea-strategy/



>> Cảnh sát Đức tóm gọn kẻ ăn cắp, trao lại túi tiền 9000 Euro cho người Việt Nam

>> Đức: Tịch thu 2000 con lươn chuẩn bị đưa lên chuyến bay về Việt Nam

>> Cảnh sát Séc cảnh báo về tội phạm tham nhũng khi cấp Visa cho người Việt Nam

>> Cảnh sát Slovakia tiếp tục điều tra Tô Lâm và đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam

>> Đức: Nhiều năm tù dành cho người Việt Nam buôn lậu thuốc lá 

>> Đình chiến thương mại Mỹ Trung 90 ngày để chờ ông Tập chuyển tâm hồi hướng?

>> Sau vu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, An ninh Đức phát hiện mật vụ nước ngoài tăng cường các hoạt động gián điệp tại Đức

>> Đức: Ba người Việt Nam bị bắt vì làm chui trong tiệm Nails ở Fulda

>> Từ Phất Lộc đến Weimar- ngoại truyện

>> Sau cuộc gặp tại G20, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có khả năng bùng phát dữ dội hơn

>> Bắc Kinh đang trong tiến trình đầu hàng Washington, và các hành động cứng rắn chỉ là giả tạo 

>> Vinh danh 12 Trưởng Phó phòng báo Thanh Niên chấp nhận mất chức chứ nhất quyết không chịu vào Đảng Cộng sản Việt Nam

>> Đông nam Á sẽ phải hối tiếc vì từ bỏ các quyền chính trị để đổi lấy tăng trưởng kinh tế

>> Cảnh sát liên bang Đức tiến hành chiến dịch lớn chống kết hôn giả của người Việt

>> Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý 

>> Báo chí quốc tế đưa tin về vụ Lê Thu Hà bị trục xuất khỏi Việt Nam về lại Đức

>> Tin mới nhất: Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và bị trục xuất về lại Đức 

>> Lê Thu Hà, người cộng sự của LS Nguyễn Văn Đài, đã tự ý trở về Việt Nam, sau hơn 5 tháng được chính phủ Đức nhận sang Đức

 

 

 

Kasse animation 7.8.2023