Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đã được nối lại hay chưa

Một giới chức từ Bộ Ngoại giao Đức đã trả lời câu hỏi của tờ Thoibao.de: „Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã nối lại quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam hay chưa ?“ – Ảnh minh họa

„Chính phủ Liên bang luôn nhấn mạnh rằng việc thả nạn nhân bị bắt cóc là điều kiện tiên quyết (điều kiện bắt buộc phải được giải quyết) để bình thường hóa mối quan hệ hai nước. Vì vậy, Trịnh Xuân Thanh có thể hy vọng sẽ sớm được xuất cảnh sang Đức“, bài báo của tờ TAZ cho biết. 

Có thể nói, cho đến chừng nào Trịnh Xuân Thanh chưa đặt chân trở lại trên nước Đức, thì quan hệ giữa hai nước chưa thể phục hồi TOÀN BỘ và chưa thể gỡ bỏ TẤT CẢ những hạn chế trong quan hệ song phương.

Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22/09/2017. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.

Hôm nay thứ Năm ngày 8/11/2918 nhật báo TAZ của Đức đã đưa tin nói rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam đã được hàn gắn, trích nguyên văn (bản dịch):

Quan hệ Đức-Việt đang tập trung vào việc giải tỏa căng thẳng. Quan hệ “đối tác chiến lược” với quốc gia Đông Nam Á này đã được nối lại. Điều này được nêu trong một thư (email) nội bộ của bà Trưởng phòng Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức, mà tờ TAZ có trong tay. “Như vậy, những hạn chế trong quan hệ song phương đã được gỡ bỏ”, bức thư viết tiếp như thế. Nhưng chính thức, Bộ Ngoại giao Đức đã không xác nhận tin này vào thứ Tư (hôm qua ngày 7/11/2018), mà chỉ nói rằng quan hệ giữa hai nước đang đứng “trước một sự khởi đầu mới”.

Ngay sau đó cùng ngày, tờ Thoibao.de đã hỏi một giới chức có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức ở thủ đô Berlin, nguyên văn câu hỏi như sau:

Tờ TAZ quả quyết rằng Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã nối lại quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và gỡ bỏ mọi hạn chế trong quan hệ Đức-Việt. Điều đó có đúng không?

Và tờ Thoibao.de đã nhận được trả lời, nguyên văn như sau:

Trong khuôn khổ của một quá trình trao đổi tích cực và chặt chẽ từ hơn một năm nay, Đức và Việt Nam đã làm việc để khôi phục quan hệ song phương. Trong việc đi đến quyết định của mình, Chính phủ Đức đã lưu ý đến các đáp ứng tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Quan hệ giữa hai nước, giờ đây, đang đứng trước một sự khởi đầu mới. Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã trình bày rõ những kỳ vọng và sự hình dung của mình về thiết kế tương lai của quan hệ đối tác chiến lược.

Bài báo của tờ TAZ cũng cho biết, kể từ khi vụ bắt cóc xảy ra, chính phủ Đức đã yêu cầu thả Trịnh Xuân Thanh, người đã bị kết án ở Việt Nam hai lần tù chung thân. Đã từ lâu, đằng sau hậu trường có những thương lượng để trả ông Thanh trở về Đức, nơi ông được cấp quy chế tị nạn (đơn xin tị nạn của ông đã được Đức chấp thuận hồi cuối năm 2017). Cuối cùng đã có những chuyển động trong vụ việc này. Tuần trước, một đoàn cấp cao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã đến Berlin đàm phán với phía Đức, đứng đầu là Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis.

Chính phủ Liên bang luôn nhấn mạnh rằng việc thả nạn nhân bị bắt cóc là điều kiện tiên quyết (điều kiện bắt buộc phải được giải quyết) để bình thường hóa mối quan hệ hai nước. Vì vậy, Trịnh Xuân Thanh có thể hy vọng sẽ sớm được xuất cảnh sang Đức“, bài báo của tờ TAZ cho biết.

Có thể nói, cho đến chừng nào Trịnh Xuân Thanh chưa đặt chân trở lại trên nước Đức, thì quan hệ giữa hai nước chưa thể phục hồi toàn bộ và chưa thể gỡ bỏ tất cả những hạn chế trong quan hệ song phương.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)



>> Tình cảnh ngặt nghèo của cộng đồng người Thượng Việt Nam 

>> Khởi đầu mới mối quan hệ Đức-Việt – Chính phủ Đức vẫn tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức

>> Hiểm họa toàn cầu từ nền chuyên chế kỹ thuật số của Trung Quốc 

>> Cuộc đàm phán hàn gắn mối quan hệ ngoại giao Đức – Việt đã diễn ra hôm nay. Việt nam có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

>> Tổng Công tố Đức điều tra về việc mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến ở Đức

>> Chỉ trong một đêm, Cảnh sát đã truy bắt được hai vụ đưa người Việt Nam vượt biên bất hợp pháp vào Đức

>> Phó Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam 

>> Ông Nguyễn Trung nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, dừng sinh hoạt Đảng và phản đối Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hảo

>> Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trấn áp trí thức

>> Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sang giúp Đức „tìm lại những mặt ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đây“

>> Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi đảng

>> Tôi tự ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam

>> Phản ứng của trí thức trước án kỷ luật Giáo sư Chu Hảo 

>> Sớm nhất trong nửa năm cuối 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam mới được ký kết và thông qua? 

>> Ông Trọng lên ngôi và cơ hội nào cho cải cách ở Việt Nam?

>> Có phải Việt Nam đang di chuyển về chế độ tập quyền?

>> Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh 

Kasse animation 7.8.2023