Vì sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vội gặp đại sứ Đức trước phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long tại Berlin?

Đúng 9 giờ 30 ngày 24.04.2018 sắp tới đây, tại phòng xử án số 701, đường Turmstr. 91, 10559 Berlin. Tòa Thượng thẩm Berlin sẽ bắt đầu đưa nghi phạm mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long ra xét xử công khai, dự kiến kéo dài 4 tháng.

Phiên tòa đầu tiên sẽ diễn ra lúc 9 Giờ 30, tại phòng xử án số 701, đường Turmstr. 91, 10559 Berlin ( Foto: Tòa án Bang Berlin)

Đội đặc nhiệm chống khủng bố “BFE +” đưa nghi can Nguyễn Hải Long vào đồn Cảnh sát Đức

Theo nguồn tin từ đơn vị điều tra của cảnh sát Đức „để chứng minh ông Nguyễn Hải Long là mật vụ của Việt Nam, đơn vị này đã chuẩn bị rất nhiều bằng chứng, các cuộc gọi điện thoại, nhắn tin, định vị dẫn đường v.v. để đưa ra đối chất trước tòa“.

Một nữ nhân viên điều tra khác tiết lộ thêm „Hồ sơ về vụ bắt cóc này đã được chúng tôi xếp dài nhiều mét trên giá lớn“.

Nguồn tin từ một luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức cũng cho biết „sẽ có gần 20 vị trí được sắp xếp cho các hãng truyền thông tham gia trực tiếp đưa tin về phiên tòa xét xử trong suốt thời gian 4 tháng. Một vị trí được dành cho đại diện Đại sứ Quán Việt Nam tại Đức, họ sẽ được cùng ngồi dự trong phòng xét xử để tường thuật các diễn biến tại phiên tòa“.

Gần đây, tại châu Âu đã liên tục xẩy ra các vụ khủng bố, giết người bằng phóng xạ, chất kịch độc hóa học nhằm vào các công dân của những nước này, nguyên nhân được cho là do mật vụ nước ngoài đã ám sát người trên lãnh thổ châu Âu. Ngay sau đó đã có hàng trăm cán bộ ngoại giao của nhiều nước bị trục xuất vì điều này, gây ra hậu quả xấu đến quan hệ ngoại giao, kinh tế và chính trị giữa các nước. Việt Nam trong tháng 8 và 9.2017 cũng bị Chính phủ Đức trục xuất 2 cán bộ ngoại giao, đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược và hủy bỏ Hiệp định miễn Visa cho hộ chiếu ngoại giao vì lý do tương tự.

Sau hơn 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức đột nhiên trở nên căng thẳng chưa từng có từ vụ việc Việt Nam cho đặc nhiệm đột nhập lãnh thổ Đức, cùng Đại sứ quán nước này tại Berlin tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay giữa ban ngày tại thủ đô nước Đức hôm 23.7.2017.

Để bảo vệ công dân của mình trước các đe dọa từ bên ngoài, với thể chế dân chủ cùng nhà nước Pháp quyền thì đây là thời điểm nước Đức sẽ thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật bằng việc đưa nghi phạm Nguyễn Hải Long ra xét xử công khai trong gần 4 tháng, một người được cho là mật vụ của Việt Nam đã cài cắm tại Cộng Hòa Séc để sẵn sàng hành động khi nhận được mệnh lệnh từ Hà Nội.

Phiên tòa kéo dài gần 4 tháng cùng nhiều bằng chứng sẽ được cảnh sát Đức đưa ra, sự thật sẽ được đăng tải trên mọi phương tiện truyền thông quốc tế, phơi bầy nhiều bất ngờ lớn tới hàng triệu người trên thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam. Tin xấu cũng đổ dồn về các Đại Sứ quán Việt Nam và Chính quyền tại Hà Nội.

Có lẽ lo ngại hậu quả rất lớn khi bị Chính phủ Đức vạch trần vở kịch „tự đầu thú“ sẽ bại lộ trước quốc dân đồng bào cùng các nước trên thế giới, nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội gặp Đại sứ Đức tại Hà Nội để hứa hẹn các quyền lợi kinh tế dành cho nhà đầu tư Đức, nhưng kết quả sẽ là một con số 0 tròn trĩnh. Nước Đức với tam quyền phân lập cùng nền Tư pháp độc lập sẽ không giúp gì được cho ông Phúc và Chính phủ Việt Nam vào lúc này.

Phiên tòa thứ 2 vào lúc 9:00 ngày 25.4.2018 tại Tòa Thượng thẩm Berlin.

Kammergericht Berlin:  Phòng 145a, đường Elßholzstr. 30 – 33, 10781 Berlin.

Lê Anh – Thoibao.de

Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức nhận bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển

Cảnh báo đặc biệt của công ty Đức đối với băng nhóm Việt Nam ăn cắp

Nữ Đại biểu Quốc hội CHLB Đức tuyên bố, chính tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi ông Nguyễn Văn Đài được tự do

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền CHLB Đức về việc kết án 6 nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam

Tổng thống Pháp Macron đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được nâng lên tầm quốc tế

—–

Kasse animation 7.8.2023