Nữ Dân biểu Quốc hội CHLB Đức tuyên bố, chính tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi ông Nguyễn Văn Đài được tự do

„Tôi đã gặp bà Vũ Minh Khánh, vợ ông Đài, vào tháng 4 năm 2016 tại Berlin. Vào tháng 10 năm 2016 tôi đã cùng với 72 dân biểu của 14 quốc gia trên thế giới ký bức thư chung gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam để kêu gọi trả tự do cho ông Đài. Vào tháng 4 năm 2017 tôi đã đọc diễn văn tôn vinh Nguyễn văn Đài tại lễ trao Giải thưởng Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức. Tôi ủng hộ chiến dịch thu thập chữ ký đòi trả tự do cho ông Đài của các tổ chức MISSIO và VETO! và chính tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi ông được tự do“, bà Marie-Luise Dött -Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức- tuyên bố.

Thông cáo báo chí ngày 06/04/2018 của nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Marie-Luise Dött

Một ngày sau khi luật sư Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động nhân quyền bị kết án với một bản án khắc nghiệt tổng cộng 66 năm tù và 17 năm quản chế về cáo buộc „hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“, bà Marie-Luise Dött -Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức- đã ra một bản Thông cáo báo chí yêu cầu Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật sư Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động nhân quyền. Sau đây là bản dịch Thông cáo báo chí:

06.04.2018

Nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Marie-Luise Dött đưa ra tuyên bố sau đây về việc kết án luật sư Nguyễn Văn Đài cùng năm nhà hoạt động nhân quyền khác vào ngày 06 tháng Tư năm 2018 * tại Hà Nội, Việt Nam:

“Hôm nay tôi vô cùng xúc động và bất bình khi được tin luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị Toà án Nhân dân Hà Nội kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế về „tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“.  Năm nhà hoạt động nhân quyền khác cũng đã bị kết án tổng cộng 51 năm tù. Tòa đã không lắng nghe họ trong một phiên xử không công bằng và bị định hướng chính trị. Tôi kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Văn Đài và những người bạn của ông, đồng thời tôn trọng Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Nguyễn Văn Đài đã không làm gì khác hơn là dấn thân tranh đấu ôn hòa cho nhân quyền và dân chủ tại đất nước của mình. Các hoạt động của ông nằm trong khuôn khổ của các nhân quyền như quyền tự do có quan điểm, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Là một nhà bảo vệ nhân quyền, ông đã bảo vệ những quyền này cho người khác. Tổ Công tác về Giam giữ Độc đoán của LHQ đã lên án việc giam giữ ông.

Tôi gặp Nguyễn Văn Đài trong một chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 2015 và thấy ông là một luật sư nhân quyền dám dấn thân. Sau khi ông bị bắt, tổ chức VETO! Mạng Lưới Người Bảo vệ Nhân quyền đã thỉnh cầu tôi bảo trợ cho Nguyễn Văn Đài trong chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức và tôi đã nhận lời không một chút do dự vào tháng 2 năm 2016. Từ đó tôi đã hai lần trực tiếp gặp đại sứ Việt Nam tại Berlin để nói chuyện về trường hợp ông Đài. Tôi đã gặp bà Vũ Minh Khánh, vợ ông Đài, vào tháng 4 năm 2016 tại Berlin. Vào tháng 10 năm 2016 tôi đã cùng với 72 dân biểu của 14 quốc gia trên thế giới ký bức thư chung gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam để kêu gọi trả tự do cho ông Đài. Vào tháng 4 năm 2017 tôi đã đọc diễn văn tôn vinh Nguyễn văn Đài tại lễ trao Giải thưởng Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức. Tôi ủng hộ chiến dịch thu thập chữ ký đòi trả tự do cho ông Đài của các tổ chức MISSIO và VETO! và chính tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi ông được tự do.“

Ngày 24/10/2016 tại Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin, bà Marie-Luise Dött, Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, đã trao cho ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam, một lá thư gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Nguyễn Văn Đài và bà phụ tá Lê Thu Hà của ông. Lá thư này được ký tên bởi 73 dân biểu quốc hội thuộc 14 quốc gia khắp 4 lục địa trên thế giới

Bối cảnh:
Nguyễn Văn Đài là một luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam. Lúc đầu, ông cùng với cộng sự viên Lê Thu Hà bị bắt vào ngày 16/12/2015 và bị cáo buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, khi ông đi trên đường đến gặp phái đoàn Liên minh Âu Châu (EU) đang tham gia phiên Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam hàng năm tại Hà Nội. Ngay trước khi bị bắt, ông Đài đã bị nhân viên an ninh hành hung gây thương tích nặng ngày 06/12/2015 trong một chuyến đi thuyết trình về nhân quyền. Trong vụ bắt giam 4 nhà bảo vệ nhân quyền khác vào ngày 30/07/2017, Việt Nam cho biết rằng những người này, ông Đài và cô Hà bị cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ Chính phủ Nhân dân”.

Với 28 tháng tạm giam, Nguyễn văn Đài đã đạt kỷ lục bị giam cách ly, hầu như không được tiếp xúc với gia đình và luật sư. Mãi tới tháng 2 năm 2018, một luật sư mới được phép vào thăm ông trong khi luật sư thứ hai vẫn chưa được phép vào tòa để nghiên cứu hồ sơ.

Nguyễn Văn Đài bị cáo buộc tội đã thành lập và lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ. Theo cáo trạng, tổ chức này vận động cho một thể chế dân chủ đa nguyên, đa đảng, với tam quyền phân lập và một nền kinh tế thị trường nhằm mục đích chấm dứt sự lãnh đạo thống trị của Đảng Cộng sản. Ngoài ra ông Đài còn bị cáo buộc tội thành lập Trung tâm Nhân quyền Việt Nam, làm báo cáo về những vi phạm nhân quyền, liên hệ với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, cổ xúy cho nhân quyền và dân chủ, hợp tác với Giáo hội Công giáo, v.v…

Trong thời gian từ 1989 đến 1990 ông Đài là một công nhân „ hợp tác lao động “ tại Cộng hòa Dân chủ Đức và đã chứng kiến sự sụp đổ của Bức tường Berlin cũng như sự tái thống nhất trong hòa bình của nước Đức. Sau khi hồi hương, ông học luật và khi trở thành một luật sư ông đã từng bảo vệ nhiều Kitô hữu bị bức hại.  Ông đã tư vấn pháp lý cho các cộng đồng tôn giáo, các nhà bất đồng chính kiến, các nhóm chính trị và các nghiệp đoàn độc lập cho tới khi bị bắt lần đầu vào năm 2007.

Ông Đài đã từng bị bắt vào năm 2007 vì đã đào tạo về nhân quyền cho các luật sư trẻ. Sau đó ông bị kết án 4 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Sau khi mãn hạn tù ông bị quản chế cho đến tháng 3 năm 2015. Sau lần bị bắt đó, ông bị Đoàn Luật sư Hà Nội xoá tên khỏi danh sách hội viên và cơ quan tư pháp cấm hành nghề luật sư.

Bản dịch của VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền

(VETO! Human Rights Defenders‘ Network)

(*) Ghi chú của người dịch: Lỗi đánh máy trong bản chính, đáng lẽ là 05/04/2018

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền CHLB Đức về việc kết án 6 nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam

Tổng thống Pháp Macron đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón một cách lạnh nhạt tại Pháp

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được nâng lên tầm quốc tế

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Đức xem xét đình chỉ Hiệp định hàng không và bảo hiểm xuất khẩu, đầu tư cho Việt Nam trị giá 847,4 triệu Euro

Tổng công tố viện Liên bang Đức thông báo chính thức truy tố nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Lần đầu tiên EU xác nhận Hiệp định Thương mại với Việt Nam đã bị trì hoãn do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

—–

 

Kasse animation 7.8.2023