Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền CHLB Đức về việc kết án 6 nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam

Hôm nay Thứ Sáu 6/4/2018 bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ CHLB Đức đã ra một bản Thông cáo báo chí đăng trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Đức.

 

Bộ Ngoại giao Đức đăng tải hôm 6.4.2018: https://www.auswaertiges-amt.de/de/newsroom/kofler-menschenrechtsaktivisten-vietnam/1893242 

Hôm qua Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án 6 nhà hoạt động dân chủ- nhân quyền tổng cộng 66 năm tù và 17 năm quản chế với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bản án cao nhất  với 15 năm tù và 5 năm quản chế.
 
Hôm nay Thứ Sáu 6/4/2018 bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ CHLB Đức đã ra một bản Thông cáo báo chí đăng trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Đức.

Trong Thông cáo báo chí, bà Bärbel Kofler nêu rõ: 

“Phán quyết chống 6 nhà hoạt động vì quyền công dân Việt Nam đã gây ra mối quan ngại. 

Những người bị kết án đấu tranh cho việc tăng cường Nhà nước Pháp quyền, minh bạch hành chính công và sự tham gia của xã hội công dân nhiều hơn nữa – nói tóm lại: cho một nước Việt Nam tốt hơn. 

Họ làm điều đó theo nhận thức về các quyền mà được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam và Việt Nam đã cam kết thực hiện những quyền sau đây trong các điều ước quốc tế: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hiệp hội. 

Họ bị ngồi tù vì dấn thân cho tương lai của Việt Nam”.

Đặc biệt về Nhà nước Pháp quyền -một lãnh vực mà Chính phủ Đức rất quan tâm và từng viện trợ giúp Việt Nam cải tiến- bà Bärbel Kofler nói rằng:

“Tôi cũng quan ngại về những thiếu sót những chuẩn mực của Nhà nước Pháp quyền trong điều tra và trong phiên tòa xét xử.

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà bị giam điều tra hơn hai năm trời – không được tiếp xúc với bạn tù, không có luật sư hỗ trợ và gia đình chỉ được vào thăm một vài lần.

Sau khi người thân bị bắt, các gia đình ở trong tình trạng hoang mang kéo dài nhiều tuần lễ vì không được cho biết nơi giam giữ và bị phạm tội gì.

Một số luật sư phàn nàn về việc cắt bỏ những quyền của họ trong thủ tục tố tụng hình sự”.

Trong phần cuối bản Thông cáo báo chí, bà Bärbel Kofler cho biết:

“Chính phủ CHLB Đức, các Nghị sĩ, nhiều tổ chức của Đức và quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự đang vận động cho việc trả tự do cho các nhà hoạt động này. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Steinmeier đã vận động cho việc trả tự do cho Luật sư Đài nhân dịp ông thăm Việt Nam vào tháng 10 năm 2016. Năm 2017, ông Đài đã được nhận giải Nhân quyền của Hiệp hội Thẩm phán Đức”.

Được biết, Đại Sứ quán Đức tại Hà Nội đã cử nhân viên đến quan sát phiên tòa xét xử 6 nhà hoạt động vào ngày hôm qua 5.4.2018, nhưng chỉ được ngồi trong phòng dành cho phóng viên báo chí theo dõi phiên tòa qua màn hình truyền trực tiếp với âm thanh có lúc nghe được có lúc bị mất tiếng.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de

Tổng thống Pháp Macron đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón một cách lạnh nhạt tại Pháp

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được nâng lên tầm quốc tế

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Đức xem xét đình chỉ Hiệp định hàng không và bảo hiểm xuất khẩu, đầu tư cho Việt Nam trị giá 847,4 triệu Euro

Tổng công tố viện Liên bang Đức thông báo chính thức truy tố nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Lần đầu tiên EU xác nhận Hiệp định Thương mại với Việt Nam đã bị trì hoãn do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

—-

 

Kasse animation 7.8.2023