Chủ tịch Hồ Chí Minh không cần lăng bằng đá

Cuộc chiến với Pháp, Mỹ đã qua đi từ rất lâu, trên mảnh đất hình chữ S này diễn ra  nhiều đổi thay mau chóng, các biệt thự, toà nhà cao ốc mọc lên khắp nơi, khu trung tâm Ba Đình cũng nằm trong tiến trình phát triển này. 

Lọt thỏm với cuộc sống ồn ào trong một xã hội năng động nhưng cũng đầy mâu thuẫn đang diễn ra là quần thể ốp đá màu sẫm lạnh lẽo với lối kiến trúc nặng nề của lăng lưu giữ thi hài lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày lại ngày, từng đoàn người trong và ngoài nước vẫn xếp hàng lặng lẽ để được vào chiêm ngưỡng dung nhan của người đã khuất từ lâu mà người dân nước này hay gọi là “ Bác Hồ “, nhiều người đến đây có lẽ chưa hẳn vì ngưỡng mộ, mà phần nhiều do sự tò mò vốn có của mỗi người, khi đã cất công từ nơi xa xôi đến Hà Nội, thì đây là một địa điểm không dễ gì bỏ qua cho những du khách thích cảm giác lạ.

Thỉnh thoảng cũng thấy xuất hiện vài đoàn khách ngoại giao mang theo vòng hoa đến tới viếng, ngoài những chuyến thăm vì nghi thức lễ tân thì phần lớn số này là những người hoài niệm, đến từ những nước thuộc thể chế Cộng sản cũ, nơi mà số lượng đảng viên của họ còn lại rất hiếm hoặc đã bị cấm hoạt động từ lâu. 

Mỗi khi trời Hà Nội đổ mưa, thì khu vực lăng cũng chung cảnh lận đận với người dân thành phố này, các tuyến đường, phố xá bị ngập sâu trong nước bẩn và hàng đoàn xe cơ giới lớn nhỏ bị chết máy giữa dòng nước vì ướt bugi.

Với đội ngũ hùng hậu, Bộ tư lệnh bảo vệ lăng có trên 10.000 người cùng các phương tiện cũng trở nên thừa thãi và không thể ngăn được việc ngập lụt nơi đây, các chuyến viếng thăm trở nên gián đoạn và người dân phải chứng kiến gần 1000 tỷ đồng hàng năm đã tiêu phí vào việc bảo quản một xác ướp với thần thái nhợt nhạt mang đầy ” âm khí “.

Dường như nhìn thấy trước việc lãng phí khổng lồ này, trước khi mất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết di chúc gửi đến toàn đảng, toàn dân và yêu cầu được “hỏa táng“. Thật đáng tiếc, mong muốn cuối cùng của Cụ đã không được thực hiện mà còn bị các cán bộ kế cận làm ngược lại bằng cách ướp xác và đổ tiền xây lăng.

Hẳn cụ sẽ còn đau đớn và thất vọng hơn khi họ ra lệnh bỏ hết lục phủ ngũ tạng và bơm dung dịch vào động mạch để rồi ngâm cụ trong bể phoóc môn, sau đó bầy lên tủ kính cho hàng triệu người tới xem, nói về mặt tâm linh thì làm như vậy là gây tội ác với người đã khuất, khiến họ dù đã bị chết đi mà chưa thể được siêu thoát.

Trong khi nước Nga với vị Tổng thống đương nhiệm Putin cũng đang tranh cãi để hỏa táng và chôn cất xác ướp của Lenin thì tại Bungari, lãnh tụ của nước này là ông Dimitroff được xây lăng năm 1950, thì sau 40 năm Chính phủ mới ở Bulgaria cho rằng việc sùng bái một cá nhân không còn hợp thời nữa, trong khi chi phí rất tốn kém, vì vậy,  ngày 17/7/1990, Hội đồng Bộ trưởng mới dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Andrej Lukanow đã quyết định hỏa thiêu thi hài Dimitroff và mai táng tro cốt ở Nghĩa trang trung tâm Sofia. Ngày 21/8/1999, Lăng Dimitroff đã bị nổ mìn để phá và tro tàn, gạch vụn được chở đi cho tới ngày 27/8/1999. Hiện nay, Lăng Dimitroff không còn dấu vết, trở thành một phần vườn hoa phía trước Nhà hát Quốc gia Sofia trên Quảng trường Fürst-Alexander-I.

Được siêu thoát cũng là ước nguyện cuối đời của cụ Hồ, một người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, dù vậy thì với chi phí hàng nghìn tỷ đồng ngân sách phải bỏ ra mỗi năm trong lúc khó khăn này chỉ để bảo quản 1 xác ướp, thì sự giản dị của Cụ đã bị chính các ” đồng chí” của mình tước bỏ một cách phũ phàng. 

Xét cho cùng, mong muốn của cụ Hồ cũng hợp với đạo lý ngàn đời nay của mỗi người dân Việt Nam, không thể tiếp tục đối xử với Cụ như động vật rùa Hồ Gươm, khi đem nhồi bông để trưng bày trong tủ kính.  

Trung Khoa – Thoibao.de

Trích Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:

*”Về việc riêng  Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày gìờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.”

Nước ngập ba Đình

Lăng Dimitroff tại Bungari được xây dựng xong vào năm 1950 cũng bị Chính phủ nước này cho nổ mìn phá đi vào năm 1999

 

Kasse animation 7.8.2023